logo

Các thiết bị cơ bản của một dàn âm thanh chuyên nghiệp

Với những sự kiện âm nhạc cần những yêu cầu cao về chất lượng âm thanh thì cần có một dàn âm thanh chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc. Nhưng không phải ai cũng biết một dàn âm thanh chuyên nghiệp bao gồm những thiết bị nào, để có thể giú

Với những sự kiện âm nhạc cần những yêu cầu cao về chất lượng âm thanh thì cần có một dàn âm thanh chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc. Nhưng không phải ai cũng biết một dàn âm thanh chuyên nghiệp bao gồm những thiết bị nào, để có thể giúp mọi người hiểu biết hơn chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin về các thiết bị cần có trong dàn âm thanh chuyên nghiệp.

Các thiết bị cơ bản của một dàn âm thanh chuyên nghiệp

Thiết bị nguồn

Đây là nguồn phát tín hiệu âm thanh, có thể những người không phải người chơi nhạc chuyên nghiệp sẽ không hình dung được các thiết bị nguồn âm là gì? Thực tế chúng rất thân thuộc với đời sống hàng ngày. Những nguồn âm bạn như micro có dây, micro không dây, các loại đầu DVD, CD, máy tính hay các loại nhạc cụ âm nhạc như đàn guitar, đàn piano...
Các thiết bị đóng vai trò nguồn phát tín hiệu sẽ cung cấp tín hiệu âm thanh cho bộ dàn âm thanh của bạn, đến loa là điểm nhận tín hiệu cuối cùng và chuyển thành sóng âm truyền đến tai người nghe.

Mixer (bàn trộn tín hiệu âm thanh)

 

Bàn mixer hoặc có thể gọi chúng là bàn điểu chỉnh âm thanh hay bàn trộn âm, chúng luôn có mặt trong mọi hệ thống thiết bị âm thanh, mixer được ví như linh hồn của hệ thống âm thanh. Các tín hiệu sẽ được truyền đến mixer, các kỹ thuật viên âm thanh, DJ sẽ sử dụng các nút vặn hay các cần gạt trên bàn mixer để điều chỉnh âm thanh sao cho bản nhạc trở nên hoàn hảo nhất.
Bàn mixer hiện nay được chia làm 2 loại chính là: mixer analog-được chỉnh bằng cách vặn nút và mixer digital-được điều chỉnh và nhờ sự hỗ trợ của công nghệ.

Bộ xử lý tín hiệu

Thiết bị này không được biết đến nhiều, ở các dàn âm thanh đơn giản thì bộ xử lý tín hiệu không được sử dụng nhiều nhưng đối với các dàn âm thanh chuyên nghiệp thì đây cũng là thiết bị rất quan trọng. Khi dàn âm thanh chuyên nghiệp sử dụng trong các chương trình âm nhạc thì cần có Echo để tạo tiếng vang cho giọng hát của ca sĩ. Còn đối với những dàn âm thanh ở các quán bar, phòng trà thì Equalizer sẽ giúp cho âm thanh thể hiện tốt nhất những dải tần số mà bạn muốn người nghe có thể thưởng thức. Ngoài các thiết bị trên người ta còn sử dụng một số loại bộ sử lý tín hiệu như: Compressor, limiter hay các thiết bị số nó sẽ giúp bạn nâng cao khả năng xử lí tín hiệu co dãn âm thanh của mình tốt hơn.

Bộ nén âm (Compresser)

Sử dụng bộ nén âm trong dàn âm thanh của bạn giúp kiểm soát tần số âm thanh phát ra, đóng vai trò bảo vệ loa tránh tình trạng tần số âm thanh quá cao vượt công suất loa. Khi âm nén được loa phát ra đến tai người nghe sẽ làm cho âm thanh trầm và ấm hơn.

Bộ kích hoạt âm tần(Ampli)

Đây là bước xử lý âm thanh cuối cùng trước khi đước phát đến loa. Bộ kích hoạt âm tần giúp biến đổi tần số âm thanh sao cho âm thanh có thể phát ra loa, khi mua Ampli bạn cần phải chú ý chọn loại tương thích với loa về tần số phát và tần số nhận. Khoảng cách giữa Ampli và loa cần được rút ngắn nhất có thể đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

Loa

Thiết bị rất quan trọng trong bộ âm thanh chuyên nghiệp là loa. Loa đóng vai trò là thiết phát âm trực tiếp âm thanh truyền đến tai người nghe, để chọn mua được một bộ loa tốt nhất và phù hợp với dàn âm thanh bạn cần chú ý đến công suất và tần số loa sao cho chúng tương thích với các thiết bị khác và khu vực bố trí loa phù hợp.

Phụ kiện âm thanh

Thiết bị cuối cùng góp mặt trong 1 dàn âm thanh chuyên nghiệp là các phụ kiện âm thanh. Phụ kiện âm thanh khá đa dạng và phong phú. Một số loại phụ kiện âm thanh cơ bản nhất: Dây dẫn tín hiệu, jack cắm, hộp cáp line, chân micro, chân loa, tủ máy...