logo

Mách bạn cách đấu nối dàn karaoke đơn giản tại nhà

Mách bạn cách đấu nối dàn karaoke đơn giản tại nhà

Đối với những người yêu thích âm nhạc và hát karaoke, việc có một dàn karaoke tại nhà là điều vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khăn khi đấu nối dàn karaoke, đặc biệt là khi không có kiến thức về công nghệ. Bài viết này, Vinasound sẽ mách bạn cách đấu nối dàn karaoke đơn giản tại nhà, giúp bạn tận hưởng những giờ phút thú vị với gia đình và bạn bè.

Tổng quan về cách đấu nối dàn karaoke

- Mọi hệ thống âm thanh đều phát ra từ nguồn âm như đầu karaoke, đàn organ, các thiết bị nhạc cụ và micro.

- Khi tín hiệu từ micro và nhạc tách biệt, thiết bị xử lý sẽ xử lý chúng theo hai dạng khác nhau. Tiếng micro sau khi trải qua xử lý echo sẽ được kết hợp với nhạc trước khi được truyền đến loa hoặc qua bộ khuếch đại công suất (khi sử dụng loa công suất lớn).

- Với hệ thống amply, khi tín hiệu ra loa trực tiếp, quá trình được coi là hoàn thành. Tuy nhiên, khi sử dụng công suất, việc điều chỉnh chiết áp là bước cần thiết để đảm bảo âm lượng phù hợp nhất.

cách đấu nối dàn karaoke

Cách đấu nối dàn karaoke gia đình

Dàn âm thanh karaoke gia đình thường sử dụng các kết nối dân dụng (unbalanced), với các dây dẫn có hai chân là (+) và (-). Loại kết nối này được xem là phổ biến và thường xuất hiện trong các hệ thống âm thanh gia đình. Về chất liệu, có nhiều loại dây khác nhau. Dây giá rẻ thường làm từ nhôm mạ đồng, trong khi dây cao cấp có thể được mạ vàng bạc. Có những sợi dây có giá trị cao có thể lên đến vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, để phân biệt được hai loại này không phải là điều dễ dàng.

- Cách đấu nối đầu phát nhạc với amply

Từ nhóm Audio ở đầu phát, chúng ta cắm dây màu đỏ (R) vào cổng màu đỏ (R hoặc 2) trong nhóm Music Input của amply. Tiếp đó, làm tương tự với dây màu trắng (L).

cách đấu nối dàn karaoke 2

Lưu ý rằng: Một số amply có chức năng chuyển đổi kênh phát nhạc, có thể hỗ trợ từ 2 kênh trở lên. Do đó, bạn cần nhớ luôn cắm chính xác hai chân màu trắng (L) và đỏ (R).

- Cách đấu nối amply tới sub

Một số bộ dàn karaoke có thể đi kèm loa sub trầm. Các loại loa sub thường hỗ trợ kết nối unbalanced để thuận tiện sử dụng. Bạn có thể sử dụng bất kỳ cổng Output nào trong khu vực trên ampli (ngoại trừ cổng MIC/HI) để kết nối với loa sub.

- Cách đấu nối amply ra loa

Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện việc kết nối dàn karaoke. Cả chân đấu nối phía sau ampli và loa đều được đánh dấu (+) và (-). Dấu (+) thường có màu đỏ, trong khi dấu (-) thường có màu đen. Bạn cần chắc chắn luôn kết nối đúng dấu (+) ở ampli với dấu (+) ở loa. Đối với dấu (-), bạn cũng thực hiện tương tự như với dấu (+).

cách đấu nối dàn karaoke 3

- Cách đấu nối micro với amply karaoke

Đây là cách kết nối bổ sung của bộ dàn karaoke gia đình. Vị trí của các chân cắm đã được đánh dấu một cách chi tiết và rõ ràng. Đó là các bước để kết nối dàn karaoke gia đình. Thực hiện đầy đủ các bước như trên sẽ giúp bạn có thể sử dụng bộ dàn karaoke của mình một cách hiệu quả.

Cách đấu nối dàn karaoke chuyên nghiệp

Cách kết nối dàn karaoke chuyên nghiệp sẽ có một số khác biệt so với cách kết nối dàn karaoke gia đình. Cụ thể như sau:

Trước hết, chúng ta cần hiểu về loại dây được sử dụng cho kết nối này, đó là loại dây balanced. Đây là một loại dây đồng trục với 3 lõi gồm: 1 lõi (+), 1 lõi (-), và 1 lõi mát. Loại dây này thường được sử dụng là dây XLR (dây Canon). Dây balanced có ưu điểm là tiêu hao tín hiệu ít, và có khả năng chống tạp âm tốt. Vì vậy, loại dây này đang dần trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi hơn trong các hệ thống karaoke hiện nay. Về cụ thể cách kết nối dàn karaoke chuyên nghiệp:

  • Kết nối micro với vang số: Đây là một kết nối đơn giản, sử dụng kết nối dạng unbalanced (do tín hiệu micro là tín hiệu tiền xử lý, có khả năng suy hao và méo tiếng cực thấp). Đối với micro không dây, thường có tổng cộng 3 đường kết nối phía sau: 1 đường xuất chung (thường có ký hiệu MIX hoặc A+B) và 2 đường xuất riêng (ký hiệu là 1, 2 hoặc A, B).
  • Kết nối đầu karaoke: Thực hiện kết nối này như phần kết nối được mô tả ở trên.
  • Kết nối vang số với công suất: Mỗi đường output ở vang số (MR, ML, CEN, SUB, SR, SL) sẽ tương ứng với một đầu Canon cái. Chúng sẽ xuất tín hiệu tới một đường input ở trên cục đẩy công suất thông qua jack Canon đực. Mỗi jack input ở cục đẩy công suất sẽ luôn liên kết với một jack Canon cái. Thường được sử dụng để kết nối với các hệ thống sử dụng nhiều công suất.
  • Kết nối công suất ra loa: Đây là dạng kết nối cuối cùng và được thực hiện tương tự như kết nối từ ampli ra loa.

              >>>Xem thêm: Điểm khác biệt giữa loa nghe nhạc và loa dàn karaoke

Trên đây, Vinasound đã cung cấp hướng dẫn về cách cách đấu nối dàn karaoke đơn giản tại nhà. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thể kết nối dàn karaoke của mình để sử dụng một cách hiệu quả và tối ưu nhất.