logo

Quy trình thiết kế dàn âm thanh hội trường - Vinasound

Quy trình thiết kế lắp đặt dàn âm thanh hội trường – Vấn đề mà nhiều cá nhân, đơn vị chưa có kinh nghiệm đều đặc biệt quan tâm nhằm xây dựng được giải pháp âm thanh đáp ứng mục đích sử dụng. Thấu hiểu được điều đó, Vinasound sẽ chia sẻ đến bạn quy trình từ A đến Z giúp bạn thiết kế âm thanh cho hội trường đạt chuẩn.

Quy trình thiết kế dàn âm thanh hội trường không thực sự đơn giản như chúng ta nghĩ, nhất là đối với đa số khách hàng những người có ít kỹ thuật về lĩnh vực này, dưới đây là những bước cần thiết và đầy đủ của một quy trình thiết kế hệ thống âm thanh, hội trường.

Các bước trong quy trình thiết kế dàn âm thanh hội trường

Quy trình thiết kế dàn âm thanh hội trường

Bước 1: Lên kế hoạch về nhu cầu thiết kế âm thanh

Lên kế hoạch ở đây được hiểu là bạn sẽ phải nghiên cứu, xác định xem hội trường mình lắp đặt sẽ phục vụ nhu cầu như thế nào? Vì thực tế mỗi nhu cầu thì việc thiết kế hệ thống cũng hoàn toàn khác nhau. Ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung:

  • Thiết kế dàn âm thanh chuyên dùng cho phòng họp, hội nghi thì số lượng loa hội trường sẽ ít, công suất nhỏ và có thể sẽ không cần đến cục đẩy công suất.
  • Thiết kế dàn âm thanh phục vụ cho các sự kiện mít tinh, kỷ niệm có tổ chức các chương trình văn nghệ thì có thể không cần đến Micro cổ ngỗng, không cần đến loa thông báo. Nhưng lại yêu các thiết bị âm thanh như loa hội trường, Mixer, cục đẩy công suất, vang số…
  • Thiết kế dàn âm thanh hội trường nhỏ 100m2 sẽ khác với thiết kế dàn âm thanh cho diện tích 1000 m2.

Qua phân tích ở trên thì thấy rằng việc xác định nhu cầu sử dụng của dàn âm thanh hội trường là quan trọng. Vì nếu chúng ta thiết kế sai mục đích, thì sẽ dẫn tới dàn âm thanh đó có chất lượng không được tốt nhất, thậm chí đôi khi nó làm chi phí đầu tư tăng lên rất nhiều nhưng vẫn không sử dụng hết công năng các thiết bị dàn âm thanh.

Bước 2: Tính toán ngân sách thiết kế âm thanh hội trường sân khấu

Sau khi chúng ta xác định được nhu cầu, mục đích sử dụng rồi thì bước tiếp theo quan trọng cũng không kém đó là bước tính toán, dự kiến ngân sách của dàn âm thanh hôi trường. Mỗi mức ngân sách đầu tư khác nhau thì chất lượng thiết bị âm thanh cũng sẽ khác nhau. Ngân sách này phụ thuộc vào 2 yêu tố: Nhu cầu sử dụng của dàn âm thanh tại đơn vị và diện tích của hội trường. Nhu cầu cao, diện tích lớn thì chắc chắn cần nhiều thiết bị âm thanh thì chắc chắn ngân sách đầu tư cũng sẽ cao.

Bước 3: Tính toán các hệ thống đi kèm khi thiết kế âm thanh

Để có được một hội trường hoàn chỉnh cần có sự tổng hợp của rất nhiều thiết bị và bộ phận khác nhau như thạch trần, hệ thống tường, bàn ghế… không chỉ riêng mình thiết bị âm thanh. Để xác định được các thiết bị đi kèm phù hợp thì chúng ta cần phải khảo sát thực tế chi tiết để xác định các yêu tố này: trần thạch cao hay trần bê tông? Có được làm cách âm hay tiêu âm hay không? Những yêu tố này cũng ảnh hưởng đến vấn đề lựa chọn thiết bị âm thanh phù hợp. Ví dụ để bạn dễ hiểu hơn:

  • Với hội trường thiết kế tiêu âm thì có thể thiết kế cho loa array vào sử dụng (dòng loa rất hay nhưng dễ hú rít nên cần tiêu âm tốt)
  • Nếu hội trường không có tiêu âm, thì lựa chọn tốt nhất vẫn là các dòng loa hội trường như của JBL, Electro Voice …
  • Nếu diện tích hội trường nhỏ chỉ tầm 50 – 60 m2 thì loa âm trần hoặc loa treo tường sẽ đáp ứng được âm thanh

Bước 4: Vẽ thiết kế âm thanh hội trường phải lên được bản vẽ 3D

Tại sao quy trình thiết kế dàn âm thanh hội trường bạn cần lên được bản vẻ 3D: Autocard, Sketchup… Vì khi các thiết bị âm thanh được lên trên bản vẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về hội trường mình đã thiết kế sẽ được bố trí như thế nào? Loa đặt ở vị trí đó được chưa ? Có bị che mắt khán giả không? Loa đặt ở vị trí đó có đảm bảo chất lượng âm thanh không, người nghe có bị khó chịu hay không.. thì bản vẽ 3D giúp bạn xử lý được vấn đề đó.

Yếu tố quan trọng khi thiết kế âm thanh cho hội trường

Quy trình thiết kế dàn âm thanh hội trường

  • Hệ thống thiết bị âm thanh sử dụng đảm bảo chất lượng cao, nhập khẩu với đầy đủ CO – CQ, ổn định và có độ bền cao khi sử dụng.
  • Đối với dàn loa cần được đầu tư kỹ lưỡng, nhập khẩu từ các thương hiệu uy tín sẽ giúp dàn âm thanh đạt được hiệu suất cao.
  • Âm thanh sẽ không bị phân tán nếu có đầy đủ loa vệ tinh, tránh bị nhiễu âm thanh đầu ra, ảnh hưởng từ các tín hiệu dư thừa bên ngoài.
  • Có đầy đủ các thiết bị: phân tần, Amply, Micro,… các thiết bị đảm bảo tương thích để hỗ trợ tối đa cho nhau và cho hiệu suất cao.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các lỗi thường gặp khi lắp đặt dàn âm thanh hội trường sân khấu

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quy trình thiết kế dàn âm thanh hội trường. Mong rằng kiến thức này sẽ hữu ích với bạn trong quá trìnhthiết kế dàn âm thanh hội trường. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn có 1 ngày mới tốt lành.