logo

Hệ thống loa truyền thanh xã gồm những thiết bị nào?

Hệ thống loa phát thanh xã đã không còn xa lạ gì đối với người dân Việt Nam. Đây là kênh phổ biến, thông báo tin tức, tuyên truyền các quyết định của cấp nhà nước đến với nhân dân. Liệu bạn đã biết hệ thống loa truyền thanh xã gồm những thiết bị nào chưa? Trong bài viết này chúng tôi sẽ mang lại những thông tin cần trong hệ thống loa truyền thanh.

hệ thống loa truyền thanh xã gồm những thiết bị nà

Hệ thống loa truyền thanh xã 

Hệ thống loa truyền thanh xã thường được sử dụng để phát thanh trong các làng xã, khu vực dân cư, khu định cư. Nhằm mục đích thông báo các nội dung tin tức trong ngày của nhà nước đến với bà con. Luôn luôn đảm bảo thông tin được cập nhật sớm và nhanh chóng đúng thời điểm.

Hệ thống loa phường xã

Các thiết bị được lắp đặt trong hệ thống loa truyền thanh xã

Máy phát sóng FM

Máy phát sóng FM thường có công suất phổ biến là 50W là thiết bị dùng sóng FM có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu âm thanh và tín hiệu cao tần để truyền đi xa. Đây được xem như là trái tim của cả hệ thống loa truyền thanh. Bên cạnh đó, thiết bị này kết hợp cùng với tín hiệu RDS thành sóng mang. Có nhiệm vụ điều khiển các nhóm thu không dây FM.

Đầu thu không dây FM

Thiết bị này còn có những tên gọi khác như: bộ thu không dây FM, đầu thu không dây FM... Đồng thời đây là thiết bị đầu cuối của hệ thống. Vị trí thường lắp đặt tại các cụm loa để thu sóng FM từ máy phát và khuếnh đại tín hiệu âm thanh.

Đầu thu không dây fm

 Cơ chế hoạt động

  • Thu nhận sóng cao tần từ đài phát thanh ở trung tâm
  • Tiếp tục giải mã tín hiệu thành tín hiệu âm tần và tín hiệu điều khiển RDS
  • Và sau đó khuếnh đại tín hiệu lên và âm thanh từ loa sẽ phát ra

Bộ anten phát sóng FM

Nhiệm vụ của anten thu và phát sóng vô tuyến điện. Thường được lắp đặt trên cao để đảm bảo tín hiệu truyền đi xa và rộng đến những nơi mong muốn. Anten làm từ chất liệu inox hay nhôm cao cấp có tính định hình, phân cực cứng, có thể truyền đi vô hướng. Vì thế độ bền của anten có hạn sử dụng dài.

bộ anten phát sóng fm

Bộ phát tín hiệu RDS

Bộ phát tín hiệu RDS hay còn gọi là tín hiệu điều khiển. Bộ phát tín hiệu sẽ phát một tín hiệu và điều chế chung với sóng cao tần. Tín hiệu sẽ đến máy thu và được giải mã để sử dụng điều chỉnh tắt mở cụm FM từ xa.

bộ phát tín hiệu rds

Loa phóng thanh: Lắp đặt tại các vị trí thuận tiện trong xã để khuếnh đại âm thanh đến và truyền tới người dân. Vì đây là thiết bị truyền thanh công cộng nên cần chất lượng ổn định, độ bền cao.

Loa

Bàn mixer: Nhiệm vụ của bàn mixer là trộn và chọn các loại tín hiệu âm thanh khác nhau như micro, đĩa CD, máy tính thành một tín hiệu duy nhất để đưa đến máy phát sóng FM.

Bàn Mixer

Micro thông báo

Có nhiệm vụ là thu giọng nói, âm thanh, của người đọc.

micro

Thiết bị phụ trợ

Trụ anten

Đây là bệ đỡ của anten, đồng thời là sẽ đóng vai trò quan trọng để phát sóng và phát thanh cho xã, phường. Độ cao trụ là từ 21 - 30 mét linh hoạt tùy theo địa hình lắp đặt. Có hai loại trụ thường được ưu tiên sử dụng.

  • Trụ tam giác dây néo: Tuy giá cả thấp nhưng tốn nhiều diện tích đất.
  • Trụ tự đứng: Có giá thành khá cao nhưng không tốn diện tích đất.

hệ thống loa truyền thanh xã

Cáp dẫn sóng: Cáp dẫn sóng có vai trò truyền tín hiệu âm thanh từ bàn mixer đến máy phát sóng FM và từ đầu thu không dây đến loa.

hệ thống loa truyền thanh xã

Hệ thống chống giật, chống sét cho phòng máy

  • Hệ thống có nhiệm vụ tiếp đất chống giật, chống sét cho các thiết bị khác. Nguyên lý hoạt động có khả năng chống sét, nhiễu và chống giật do nguồn.
  • Số lượng hệ thống loa truyền thanh xã nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào quy mô và nhu cầu sử dụng của mỗi địa phương.

Xem thêm:

Hệ thống truyền thanh không dây FM gồm những thiết bị nào?

Hệ thống truyền thanh IP là gì? Ưu nhược điểm của hệ thống truyền thanh IP

Thông qua bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản của một hệ thống loa truyền thanh xã. Hy vọng mang lại hữu ích cho các bạn để biết thêm nhiều thông tin về hệ thống truyền thanh.