Nhiều người cho rằng loa karaoke dễ bị cháy là do sử dụng lâu. Tuy nhiên, bạn có biết thời gian sử dụng loa không phải là nguyên nhân dẫn đến sự cố này? Mà nguyên nhân gây cháy nổ loa phổ biến nhất là do người dùng không sử dụng thiết bị đúng cách.
Cùng AAV Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng loa karaoke bị cháy và cách khắc phục chúng nhé!
1. Nguyên nhân của dẫn đến loa karaoke bị cháy
Xuất hiện âm thanh khác thường
Âm thanh khác thường ở đây phải kể đến là tiếng hú, rít kéo dài khi sử dụng loa. Tiếng hú rít xảy ra đột ngột khi cường độ của loa karaoke tăng lên quá nhanh so với mức âm thanh ban đầu. Nó có thể không phù hợp với cả công suất của amply.
Nếu bạn thường xuyên để micro tiếp xúc với loa, đặc biệt là loại micro khong dây tín hiệu tần số mạnh. Nó sẽ gây ra hiện tượng hú rít và đó là nguyên nhân chính khiến loa karaoke bị cháy, hỏng.
Căn chỉnh tần số, phân tầng số amply không đúng cách
Trên amply có các nút chỉnh HI, MID, LO. Nếu đẩy các nút chỉnh này lên cao quá mức và nút volume tổng thì sẽ dễ xảy ra tình trạng loa karaoke bị cháy.
Những dàn loa karaoke cầu kì thì các chỉ số cần phải tuân thủ theo mức quy định. Các dàn loa có dử dụng nhiều đến phân tầng số thì phải thường xuyên theo dõi và điều chỉnh hợp lý. Nếu loa phân tầng só quá thấp và amply phải tải công suất lớn thì dễ dẫn đến tình trạng quá tải và cháy loa.
Sử dụng các thiết bị khác không phù hợp với loa
Trên thị trường có nhiều loại loa karaoke có chất lượng, công suất và giá tiền khác nhau. Và thông số kỹ thuật của loa cũng khác nhau để phù hợp với nhu cầu của người dùng. Dàn âm thanh ngoài trời sẽ sử dụng thiết bị khác với dàn karaoke trong nhà. Do vậy nếu bạn sử dụng loa có công suất không phù hợp sẽ gây ra quá tải hoặc không vận hành được. Từ đó dẫn đễ tình trạng cháy loa.
Sử dụng amply không phù hợp với loa
Amply và loa là hai thiết bị âm thanh không thể tách rời khi sử dụng. Amply có nhiệm vụ đẩy âm thanh của loa phát ra to rõ hơn. Do đó, muốn loa hoạt động hiệu quả thì nên chọn amply có công suất lớn hơn công suất của loa.
Chỉ số tiêu chuẩn của amply phải gấp đôi và có công suất lớn hơn công suất trung bình của loa. Chỉ số sai quy định sẽ khiến âm thanh không đạt chuẩn, có hiện tượng méo tiếng hoặc tiếng ù rít. Và trường hợp xấu nhất là loa karaoke bị cháy.
Ví dụ bạn đang sử dụng amply có công suất 500W, có thể lựa chọn loa có công suất 100W.
Điều chỉnh Equalizer không hợp lý
Nhiều dàn karaoke hiện nay sử dụng thiết bị equalizer. Do đó, người dùng cần chú ý đến các chỉ số để phù hợp với loa. Không nên tăng giảm đột ngột và điều chỉnh EQ lên quá cao. Bởi nó có thể khiến âm thanh bị biến dạng và dẫn đến loa karaoke bị cháy.
Vẫn sử dụng loa karaoke khi bị lỗi
Loa karaoke bị lỗi khi có những biểu hiện không bình thường như nghe không rõ, tiếng lúc to lúc nhỏ, méo tiếng,… Nếu bạn không xử lý mà tiếp tục sử dụng thiết bị thì đến một thời điểm, loa karaoke hư hỏng nặng hoặc bị cháy.
2. Cách khắc phục loa karaoke bị cháy
Không tăng giảm âm thanh qua đột ngột.
Sử dụng loại loa có công suất phù hợp với amply và các thiết bị âm thanh khác.
Không nên làm rơi micro hay hướng nó về phía amply.
Nên sử dụng phân tầng crossover thay cho các thiết bị vang số ngày trước.
Không nên tăng giảm đột ngột equalizer hay điều chỉnh nó lên quá cao.
Ngưng sử dụng và kiểm tra khi loa bị rè tiếng, méo tiếng,…
Nếu không tự khắc phục được, bạn có thể mang thiết bị đến trung tâm bảo hành của hãng hay địa chỉ mua để được xử lý tốt hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn mua loa karaoke chuẩn nhất
Trên đây là những nguyên nhân chính của việc loa karaoke bị cháy và cách khắc phục để không xảy ra tình trạng này. AAV Việt Nam khuyên bạn nên xem xét cách sử dụng để loa đạt hiệu quả hoạt động ổn định nhất, tránh tình trạng hỏng hoặc cháy thiết bị. Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến loa karaoke hay thiết bị âm thanh, ánh sáng, hãy đến với AAV Việt Nam để được hỗ trợ, tư vấn và giải đáp một cách cụ thể và chi tiết nhất.
AAV VIỆT NAM
VPGD: Số 8/486 Đường Xuân Đỉnh - Hà Nội
Điện thoại: (04).3750.28.98 / 3750.26.96
Hotline: 0988.970.666 / 0944.970.666 / 096.374.2828