logo

Tăng âm truyền thanh sử dụng trong những trường hợp nào?

Tăng âm truyền thanh là loại máy có tác dụng khuyếch đai âm thanh từ đầu vào thành tín hiệu có biên độ, dòng điện và công suất đủ lớn ở đầu ra

 

Tăng âm truyền thanh là loại máy có tác dụng khuyếch đai âm thanh từ đầu vào thành tín hiệu có biên độ, dòng điện và công suất đủ lớn ở đầu ra. Trong thực tế thì máy tăng âm truyền thanh là thiết bị hỗ trợ trong trường hợp khi bạn muốn truyền tải thông tin tới đám đông giúp bạn có thể truyền tải rõ ràng bằng giọng nói những vấn đề bạn cần đề cập tới. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác dụng cũng như cần sử dụng máy tăng âm truyền thanh trong những trường hợp nào.

Phân loại

Máy tăng âm truyền thanh

Máy tăng âm truyền thanh

 

Tùy theo mục đích sử dụng thì máy tăng âm truyền thanh được phân loại như sau:

- Máy tăng âm truyền thanh thông thường là loại máy tăng âm nhỏ được sử dụng trong các buổi biểu diễn văn nghệ trước công chúng, hội họp, công suất chỉ vài chục W

- Máy tăng âm truyền thanh chuyên dụng được sử dụng trong các đài và trạm phát thanh để phục vụ một số đường dây loa tương đối lớn trong một một quận hay thành phố, công suất có thể lên tới hàng nghìn W.

Về linh kiện:

- Máy tăng âm truyền thanh điện tử có linh kiện chủ yếu là Transsistor điện tử và sử dụng nguồn cung cấp xoay chiều. Do kích cỡ lớn và sự hạn chế trong tính năng của linh kiện nên hầu như loại này ít được sản xuất

- Máy tăng âm truyền thanh bán dẫn Có linh kiện chủ yếu là transistor, nguồn cấp điện là dòng điện một chiều hoặc xoay chiều.

- Máy tăng âm truyền thanh dùng IC là máy được sử dụng chủ yếu ngày ngay vì sử dụng IC tích hợp tính năng cao, kích cỡ nhỏ và có chất lượng tốt.

 

Cấu tạo và nguyên lí làm việc

Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy tăng âm truyền thanh

                                                                                                         ​Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy tăng âm truyền thanh

 

 

- Khối mạch vào có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu âm tần từ các nguồn như micro, băng casset, đĩa hát,... để điều chỉnh tín hiệu đó phù hợp với máy tăng âm truyền thanh.

- Khối mạch âm sắc dùng để điều chỉnh độ trầm hay bổng của âm thanh theo ý thích của người nghe.

- Khối mạch khuếch đại trung gian thì tín hiệu ra từ mạch điều chỉnh âm sắc còn khá yếu, cần phải khuếch đại qua mạch khuếch đại trung gian mới đủ công suất cho tầng công suất.

- Khối mạch khuếch đại công suất có nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần để đủ lớn khi phát ra loa.

- Khối nguồn giúp cung cấp điện năng cho toàn bộ máy tăng âm truyền thanh.

 

Những điều cần lưu ý để tránh hư hỏng cho máy tăng âm truyền thanh

 

- Điện lưới phải phù hợp với qui định của máy tăng âm truyền thanh.

- Mắc nguồn tín hiệu và mắc loa vào máy tăng âm truyền thanh.

- Điện trở của hệ thông loa phải bằng hoặc lớn hơn điện trở ra của máy tăng âm truyền thanh.

- Khi kết nối trực tiếp loa vào máy tăng âm thì cực (+) và ( –) tương ứng được nối với nhau, nối song song thì các cực cùng dấu nên được mắc nối với nhau. Khi mắc nối tiếp thì cực ( -) loa này mắc với cực ( +)loa kia, làm như vậy cho các màng bức xạ của loa luôn luôn được đồng pha .

 

 

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có những hiểu biết cần thiết về việc sử dụng máy tăng âm truyền thanh phù hợp và hiệu quả nhất.