Từ những chương trình sân khấu lớn biểu diễn âm nhạc đến những sự kiện nhỏ như đám cưới, hội chợ,... đều không thể thiếu vắng dàn âm thanh chuyên nghiệp. Vậy bạn có biết dàn âm thanh sân khấu có những thiết bị chuyên dụng nào không? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Dàn âm thanh sân khấu biểu diễn gồm những thiết bị chuyên dụng nào?
1. Loa
Đối với dàn âm thanh karaoke tại nhà, bạn chỉ cần sử dụng 1 - 2 đôi loa chính. Nhưng đối với dàn âm thanh sân khấu, bạn cần sử dụng nhiều loại loa hơn. Trên sân khấu, có 3 loại loa chính, đó là loa full, loa sub và loa monitor.
Loa full
Đây là loa chính trong hệ thống âm thanh. Chức năng của nó là truyền tải âm thanh đến tai người nghe trong không gian rộng.
Loa full cung cấp đủ các dải tần bass, mid, treble và đảm nhận chất lượng âm thanh trung thực nhất.
Loa Sub (loa siêu trầm)
Đúng với tên gọi của nó, loại loa này không có tần số cao và trung. Nó chỉ có phần tần số thấp.
Loa sub có nhiệm vụ hỗ trợ phần âm trầm cho loa Full. Từ đó, nó giúp tăng hiệu ứng âm thanh, khiến âm thanh được chắc chắn và có độ hòa quyện âm tốt hơn.
Loa monitor (loa kiểm âm)
Đây là loại loa duy nhất sẽ không lắp đặt hướng về phía khán giả. Chúng được lắp đặt hướng về phía sân khấu.
Tác dụng của loa này là giúp cho những nghệ sĩ biểu diễn có thể nghe được giọng hát, bài nhạc của chính mình. Từ đó, họ có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với màn biểu diễn.
2. Cục đẩy công suất
Đối với dàn âm thanh gia đình, người ta thường sử dụng amply thay cho cục đẩy công suất. Còn với dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp, các thiết bị đều cần công suất lớn để hoạt động. Do đó, người ta sử dụng cục đẩy công suất thay amply.
Cục đẩy công suất có tác dụng khuếch đại tín hiệu âm thanh. Giúp âm thanh trở nên to, rõ hơn. Nó rất thích hợp sử dụng trong dàn âm thanh lớn, có nhiều thiết bị và hoạt động với công suất lớn.
3. Bàn Mixer - trái tim của hệ thống
Trong một dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp, bàn mixer là thiết bị được ví như trái tim của hệ thống. Bàn mixer có tác dụng tinh chỉnh âm thanh theo ý muốn của người dung. Nó nhận tín hiệu từ nhiều nguồn thiết bị âm thanh. Sau đó, xử lý để âm thanh đạt chất lượng tốt, hoàn hảo và hay hơn.
Có 2 loại bàn mixer hiện nay:
-
Analog mixer: các kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh trực tiếp thiết bị mỗi khi cần.
-
Digital mixer: có thể điều chỉnh từ xa qua phần mềm được cài đặt trên máy tính, thiết bị di động. Do đó, nó không cần phải có người đứng trực tiếp điều chỉnh.
4. Thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh
Trong dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp cần có thêm 3 thiết bị. Đó là vang số, equalizer, crossover.
Vang số (Echo, Effect) có tác dụng tạo hiệu ứng tiếng vang. Điều này sẽ khiến âm thanh vang vọng hơn trong không gian rộng như các buổi hòa nhạc, sự kiện âm nhạc, sân khấu,...
Equalizer (thiết bị lọc tần số) có chức năng cân bằng tần số, điều chỉnh âm thanh phù hợp với người nghe cũng như thể loại nhạc đang nghe.
Crossover (thiết bị phân tần) có nhiệm vụ phân chia tín hiệu thành 3 nhóm tần số là bass, mid, treble. Rồi truyền tải tần số đã được phân chia đến các thiết bị âm thanh tương ứng.
5. Micro không dây, micro đeo tai
Micro giúp thu âm giọng nói, giọng hát của người biểu diễn để phát tín hiệu âm thanh ra loa và truyền đến tai người nghe.
Hiện nay, người ta sử dụng micro không dây hoặc micro đeo tai vì sự tiện lợi của nó trên sân khấu. Người biểu diễn có thể tự do di chuyển trên sân khấu hoặc biểu diễn vũ đạo.
Ngoài 5 thiết bị chủ yếu này, tùy theo quy mô sân khấu, người ta sẽ chuẩn bị thêm jack cắm, thiết bị lọc nguồn,... Chúng được kết nối để tạo ra hệ thống âm thanh sân khấu hoàn chỉnh và thống nhất.
Xem thêm: Ánh sáng sân khấu chuyên nghiệp bao gồm những thiết bị nào?
Trên đây là những thiết bị cần thiết sử dụng cho dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, để sân khấu hoàn chỉnh và có được hiệu ứng tốt hơn, bạn đừng quên tham khảo dàn ánh sáng sân khấu.
Để có thêm thông tin về các thiết bị và cách lắp đặt hệ thống âm thanh, quý khách hàng hãy gọi điện đến hotline: 0988.970.666 để nhận tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất.
AAV VIỆT NAM
VPGD: Số 8/486 Đường Xuân Đỉnh - Hà Nội
Điện thoại: (04).3750.28.98 / 3750.26.96
Hotline: 0988.970.666 / 0944.970.666 / 096.374.2828