logo

Những nguyên nhân gây cháy loa bạn chưa biết?

Nhiều người thường cho rằng loa karaoke bị cháy là do mua phải chiếc loa kém chất lượng, hiệu quả hoạt động không tốt. Nhưng đôi khi nguyên nhân gây ra loa của bạn bị cháy lại không phải như vậy. Hãy cùng Việt Hưng tìm hiểu các nguyên nhân nhé.

Nhiều người thường cho rằng loa karaoke bị cháy là do mua phải chiếc loa kém chất lượng, hiệu quả hoạt động không tốt. Nhưng đôi khi nguyên nhân gây ra loa của bạn bị cháy lại không phải như vậy. Hãy cùng Việt Hưng tìm hiểu các nguyên nhân nhé.

Nguyên nhân gây ra cháy loa

1. Những tiếng hú, tiếng động bất chợt

Tiếng hú rít trong dàn karaoke có thể khiến loa bị tổn hại nghiêm trọng. Tiếng rú càng nhiều, loa càng nhanh bị hỏng. Khi tiếng hú phát ra thì cuộn dây loa sẽ sinh nhiệt rất nhanh chóng và không kịp toả ra môi trường quanh nên dẫn tới hư hỏng. Điều này còn có thể gây hại cho cả toàn bộ dàn karaoke gia đình của bạn.

Các nguyên nhân gây ra cháy loa

Đột ngột hay tắt mở thiết bị không theo thứ tự cũng là nguyên nhân gây cháy loa. Chúng ta phải luôn tuân thủ theo nguyên tắc vận hành của hệ thống âm thanh. Đặc biệt bạn phải tránh tình trạng rút jack cắm, chạm dây, rớt mic... gây ra tiếng động lớn trong khi hệ thống âm thanh vẫn đang hoạt động. 

2. Phân tần số loa không phù hợp

Đối với những dàn âm thanh karaoke sử dụng nhiều loa chuyên dụng cho từng tần số khác nhau, bạn phải luôn luôn kiểm tra thông số kỹ thuật của loa. Nếu phân tần số mid, treble quá thấp hoặc amlpy tải loa treble quá lớn, cũng gây nên tình trạng cháy loa.

3. Sử dụng loa không phù hợp

Sử dụng loa không đúng cách

Mỗi loại loa đều có những tính năng, ưu điểm riêng và nhược điểm riêng biệt được sản xuất để phục vụ cho một mục đích nào đó. Ví dụ như: có loại loa karaoke sử dụng hiệu quả trong không gian gia đình, nhưng khi bạn sử dụng cho sân khấu ngoài trời với không gian rộng sẽ không đáp ứng đủ lực, dẫn tới tình trạng quá tải và cháy loa. Vì thế bạn nên tìm hiểu rõ ràng về công dụng của loa để sử dụng đạt hiệu quả.

4. Công suất amply và loa không phù hợp

Ngoài ra, khi mua dàn âm thanh không phải ai cũng hiểu rõ công suất của từng thiết bị đó cũng là một trong những lý do chính khiến loa của bạn bị cháy. Theo nguyên tắc, công suất trung bình của amply phải lớn gấp đôi hoặc ít nhất là lớn hơn công suất trung bình của loa. Như vậy chất lượng âm thanh cho ra sẽ đảm bảo. 

Nguyên nhân gây ra hỏng loa

Hoặc bạn sử dụng loa công suất nhỏ cho diện tích quá lớn, hoạt động tối đa công suất trong thời gian dài sẽ gây cháy loa.

5. Chỉnh Equalizer quá mức

Một số dàn âm thanh sử dụng thiết bị Equalizer hay các vang số sử dụng tính năng này đều gặp phải tình trạng chỉnh EQ quá mức. Khi bạn tăng hay giảm quá nhiều tại một quãng tần số để âm thanh hay hơn nhưng cũng khiến tín hiệu âm thanh ban đầu bị biến dạng, lâu dần sẽ sinh ra tiếng hú, rít gây cháy loa. Đặc biệt nếu bạn tăng treble quá nhiều sẽ loa treble dễ bị hỏng.

6. Không đủ Headroom cho amply

Không đủ khoảng dự trữ công suất cho amply cũng là nguyên nhân gây hú và cháy loa. Khi phối ghép các thiết bị, amply phải tải quá nhiều loa hay sử dụng công suất tối đa trong một thời gian dài sẽ bị quá tải hay còn gọi là clipping, dẫn tới tín hiệu khuếch đại ra loa không ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến loa. Vì vậy hãy để một khoảng dự trữ công suất để amply có thể hoạt động thoải mái trong khoảng thời gian dài.

Không đủ khoảng dự trữ công suất cho amply cũng là nguyên nhân cháy loa

Xem thêm: Những lỗi thường xuyên gặp phải khi sử dụng hệ thống karaoke

Trên đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng loa bị cháy, hy vọng bfai viết có thể giúp ích cho các bạn, để loa được sử dụng và hoạt động ổn định, hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT HƯNG 

Điện thoại: (04).3750.28.98 / 3750.26.96 

0988.970.666 / 0944.970.666 / 096.374.2828 

Email: amthanhviethung@gmail.com