logo

Cách sử dụng cục đẩy công suất

Cục đẩy công suất có tác dụng khuếch đại tín hiệu âm thanh ra loa, chính vì việc chỉ khuếch đại tín hiệu nên nó đem lại hiệu suất cao hơn amply gấp nhiều lần

Cục đẩy công suất có tác dụng khuếch đại tín hiệu âm thanh ra loa, chính vì việc chỉ khuếch đại tín hiệu nên nó đem lại hiệu suất cao hơn amply gấp nhiều lần. Chất lượng cục đẩy ngoài vấn đề về công suất lớn hay nhỏ, nó còn được đánh giá bởi chất lượng âm thanh được qua xử lý cho độ méo tín hiệu thấp nhất có thể. Vậy cục đẩy công suất được sử dụng khi nào? Mời bạn cùng tìm hiểu phần tiếp theo nhé!

Cục đẩy công suất được sử dụng khi nào?

Xem thêm: Tăng âm truyền thanh sử dụng trong những trường hợp nào?

Cục đẩy công suất

Cục đẩy công suất

 

Khi bạn thấy âm thanh của hệ thống karaoke nhỏ, không rõ ràng mà bạn đã vặn to  volume hết cỡ thì bạn nên dùng cục đẩy công suất.

Thông thường thì cục đẩy công suất được sử dụng trong những không gian có diện tích lớn. Tuy nhiên một vài trường hợp không gian nhỏ vẫn cần phải sử dụng đến cục công suất. Nếu bạn cảm thấy dàn âm thanh phát ra có vẻ nhỏ thì nên mua cục đẩy công suất ngay để tăng chất lượng cho dàn âm thanh nhà bạn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cục đẩy công suất chính hãng với chất lượng cực tốt như Crown, HAS, Yamaha,...

Cách sử dụng cục đẩy công suất

Headroom (khoảng dự trữ) của cục đẩy công suất là một hệ thống âm thanh được hiểu là khoảng cách biệt dự trữ từ mức tối đa trong thực tế và tối đa mà  hệ thống có thể chịu được. Ví dụ: nếu hệ thống âm thanh có thể phát một công suất là 1000W mà trên thực tế ta chỉ sử dụng tới 500W thì Headroom ở đây sẽ bằng 500 W.

Nếu tín hiệu sử dụng bằng với mức tối đa chịu đựng của máy thì Headroom sẽ bằng 0. Và khi đó nó sẽ có tên gọi là Overload ( quá tải ) hoặc clip khiến âm thanh méo tiếng.

Những tính năng của máy đẩy công suất

Xem thêm: Amply là gì? Tại sao cần sử dụng amply?

 

Cục đẩy công suất quyết định 40% chất lượng đầu ra của âm thanh 

 

Cục đẩy công suất quyết định tới 40% chất lượng đầu ra của âm thanh và còn chưa kể tới những thiết bị khác rong hệ thống. Tùy loại trong 8 Ohm trở kháng, công suất của cục đẩy có thể lên tới 1800W, công suất cực lớn cho hiệu quả âm thanh vượt trội hơn.

Sử dụng cục đẩy công suất vô cùng đơn giản và tiện lợi, thiết kế rắn chắc, đảm bảo cho việc truyền tín hiệu âm thanh luôn được ổn định.

Thông số kĩ thuật của cục đẩy công suất

- Công suất ra của cục đẩy: thông thường thì những công suất ghi chỉ tiêu công suất tương ứng với các mức tải thông dụng khi mắc loa parallel hoặc đấu nối big mono.

- Trở kháng vào Zv = 20K Ohms với ngõ vào Balanced và Zv = 10K Ohms với ngõ vào Unbalanced.

- Mức tín hiệu vào khoảng 0,7V -1,5V.

- Về Kích thước thì các hãng sản xuất cục công suất thường thiết kế có cấu tạo main khác nhau nhưng chiều ngang của mặt máy luôn là 48,3cm.

Độ méo tiếng của công suất cục đẩy là tần số thấp nhỏ hơn 0,05% trong khoảng 20 Hz Ohm 1KHz và độ méo tần số cao nhỏ hơn 0,1% trong khoảng 15 Ohm 20KHz.

 

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về cục đẩy công suất. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với Vinasound ngay để được tư vấn miễn phí nhé!